Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh máy tính và linh kiện cho biết, những năm trước thiết bị tản nhiệt bán rất chậm, nhiều nơi không nhập về bán do nhu cầu ít. Tuy nhiên vài năm gần đây, số lượng khách hàng quan tâm và hỏi mua thiết bị này đã tăng lên. Hiện nay hầu hết các cửa hàng kinh doanh máy tính, linh kiện máy tính đều có bán thiết bị này.
Giúp PC “hạ nhiệt” 12-15 độ
Đối với máy tính để bàn, có khá nhiều cách làm mát hệ thống máy, từ việc chọn case (vỏ máy) thích hợp đến việc gắn thêm quạt, gắn thanh nhôm tản nhiệt vào chip, lắp đặt hệ thống làm mát bằng nước và cả việc bố trí, sắp xếp lại các dây dẫn, cáp để không khí trong máy có thể lưu thông dễ dàng hơn.
Theo ông Lã Xuân Thắng, Phó Giám đốc Siêu thị Máy tính Đăng Khoa, để máy tính mát và bền, trước hết các sản phẩm, linh kiện bên trong máy phải tốt để ít tỏa nhiệt. Một chiếc máy tính tỏa nhiệt nhiều hay ít phụ thuộc vào các linh kiện bên trong như nguồn máy tính, chip, card màn hình. Chất lượng của vỏ máy cũng ảnh hưởng nhiều đến tính tỏa nhiệt. “Nếu mua vỏ máy loại làm bằng sắt, thép thì sức tỏa nhiệt không tốt. Vỏ máy làm bằng nhôm tỏa nhiệt tốt và nhanh hơn”, ông Thắng cho biết.
Vỏ máy làm bằng sắt lại có mức giá rẻ, chỉ 10-20 USD, trong khi đó vỏ máy tỏa nhiệt tốt có giá gấp 4-5 lần, khoảng 80-100 USD.
Tại cửa hàng máy tính ở 17 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), anh Nguyễn Hoàng Linh, quản lý cửa hàng, cho biết thường những người dùng máy tính đắt tiền, cấu hình cao sẽ có nhu cầu mua sắm thêm thiết bị làm mát máy tính.
" alt=""/>“Giải nhiệt” cho máy tínhTrước đó, báo cáo của Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột cho thấy, đầu năm học 2020-2021, em H. được bố trí học lại lớp 6D, Trường THCS Lạc Long Quân (do ở lại lớp). Tuy nhiên, trong quá trình đi học, em H. không vào học tại lớp 6D mà theo các bạn vào học lớp 7D.
Lúc này, ông Đ.X.V (cha em H.) làm đơn xin nhà trường cho con được theo học lên lớp 7D với lý do mong muốn cho con hòa nhập cộng đồng. Trong đơn, ông V. cũng trình bày rằng con bị mắc chứng tự kỷ tuy nhiên không có hồ sơ kèm theo.
Ông Phan Thanh Thủy - Hiệu trưởng THCS Lạc Long Quân, đồng ý cho em H. được lên lớp 7D học và không yêu cầu thực hiện việc kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo dục, tham gia theo hình thức dự thính.
Việc thống nhất của gia đình và nhà trường không có văn bản chứng minh. Trong những năm học tiếp theo, em H. tiếp tục lên lớp 8 và lớp 9 mà không có hồ sơ đánh giá xếp loại giáo dục các năm lớp 7, 8 và 9.
Đến cuối năm học 2022-2023, do không có kết quả học tập nên em H. không được xét công nhận tốt nghiệp THCS. Lúc này, gia đình em đã khiếu nại, đề nghị công nhận tốt nghiệp THCS cho con.
Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột, để xảy ra vụ việc trên trách nhiệm thuộc về nhà trường và gia đình học sinh, cơ quan này không có đủ cơ sở để xem xét công nhận tốt nghiệp THCS đối với em H.
Chị Nguyễn Thị H. (mẹ em H.) cho biết, nội dung báo cáo của Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột chưa đúng vì năm em H. 8 tuổi gia đình đã đưa đi khám và có hồ sơ đầy đủ về việc nam sinh này mắc chứng tự kỷ. Khi vào lớp 6 tại Trường THCS Lạc Long Quân, nhà trường không yêu cầu nộp hồ sơ bệnh án.
"Chúng tôi đã đưa con đi nhiều trường cấp 3 nhưng không trường nào chịu nhận vì không có hồ sơ cấp THCS. Ngày nào con cũng khóc do không được đi học. Chúng tôi phải chở con lên chùa để giải tỏa bớt tâm lý", chị H. chia sẻ.
Lý giải việc em H. lên lớp 9 nhưng kết quả học tập các năm 6, 7, 8 đều không có, chia sẻ với VietNamNet, ông Phan Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Long Quân, thừa nhận do tính nhân văn của giáo dục nên có thiếu sót trong việc quản lý hồ sơ học sinh.
Ông Thủy cũng thông tin, em H. không có tên trong phần mềm SMAS của trường. Kế toán cũng xác nhận, thu đầy đủ các khoản qua các năm học.
Trao đổi với VietNamNet,tối 12/11, ông Nguyễn Xuân Pôn, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Minh, xác nhận sự việc xảy ra tại trường, sau khi kết thúc giờ học buổi chiều ngày thứ Sáu 10/11.
Ông Pôn cho biết, nhà trường đã nắm bắt được sự việc ngay chiều tối ngày 10/11 và báo công an xã vào cuộc giải quyết, xử lý. Qua xác minh, nữ sinh bị đánh là em N., học sinh lớp 6 Trường THCS Tân Minh. Nhóm nữ sinh tham gia đánh và cổ súy có 4 người, trong đó, 1 nữ sinh ngoài trường tên U., 3 nữ sinh còn lại cũng là học sinh của trường.
“Chúng tôi đã triệu tập những học sinh có liên quan. Người đánh chủ yếu là nữ sinh ngoài trường. Nữ sinh U. đã học xong bậc THCS và hiện không còn đi học. Em này đã lợi dụng lúc tan học buổi chiều, khi các thầy cô và các học sinh khác đã đi về gần hết, để vào trường đánh em N.”, ông Pôn kể.
Ông Pôn cho hay, chiều tối ngày 10/11, cô giáo chủ nhiệm lớp cũng đã cùng với gia đình đưa nữ sinh N. đi thăm khám. Sau đó, nữ sinh được đưa về nhà để theo dõi. “Đến hôm nay, chúng tôi đến thăm, động viên, em N. vẫn đang mệt mỏi, tinh thần chưa bình phục”, ông Pôn nói.
Ông Pôn cho biết, sự việc vẫn đang được nhà trường và cơ quan công an phối hợp giải quyết và xem xét hình thức kỷ luật với học sinh vi phạm. Nhà trường cũng sẽ thành lập hội đồng kỷ luật để xử lý các học sinh liên quan, theo từng mức độ.
“Học sinh nào vi phạm sẽ có những hình thức kỷ luật thích đáng để giáo dục, răn đe. Quan điểm của nhà trường là sẽ xử lý nghiêm khắc. Không ai có thể bao che cho những hành vi phản cảm như vậy.
Công an sẽ kết hợp với địa phương để đưa ra hình thức xử lý xác đáng với em U. Hôm nay, chúng tôi đang làm việc với tất cả các gia đình có liên quan. Tuy nhiên, trước mắt phải ưu tiên giải quyết chuyện tâm lý cho em N. và động viên phía gia đình để em có thể đi học ổn định trở lại", ông Pôn nói.
Nam sinh bị đánh gãy ngón tay Hôm nay 12/11, thông tin từ Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho biết, vừa nhận được báo cáo vụ học sinh lớp 9, Trường THCS Hùng Vương (TP Buôn Ma Thuột) bị đánh gãy ngón tay. Báo cáo của Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột thể hiện, do trước đây, em T.V.Q.Đ (lớp 9G, Trường THCS Hùng Vương) có mâu thuẫn với em A. (Trường THCS Hùng Vương). Đến trưa 3/11, tại hẻm Nguyễn Cư Trinh, phường Tự An (TP Buôn Ma Thuột), em A. đã nhờ 2 em khác là P.N.A.K và N.Đ.H (cùng học lớp 9D, Trường THCS Lạc Long Quân) đánh em Đ. Hậu quả, em Đ. bị xây xát nhẹ ngoài da và gãy ngón tay út. Vụ việc được một số người quay lại rồi tung lên mạng xã hội. Điều đáng nói, trong clip thể hiện ít nhất 5 em lao vào đấm đá, dùng mũ bảo hiểm đánh em Đ. Nhóm học sinh rất hung hăng dù em Đ. đã bị ngã xuống đất nhưng các nam sinh không ngừng đấm đá và dùng mũ bảo hiểm đánh bạn. Tuy nhiên, báo cáo của Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột chỉ có 2 em đánh em Đ. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột, xác nhận báo cáo này dựa trên báo cáo của 2 trường THCS Lạc Long Quân và THCS Hùng Vương. "Vụ việc đang được công an vào cuộc xác minh và phải chờ kết quả cuối cùng sẽ thông tin thêm", ông Thọ cho hay. |